Thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là nguồn vốn do các cổ đông, thành viên chủ động đăng ký và cam kết góp trong thời hạn quy định của luật khi thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó thể hiện một phần quy mô, tiềm lực và sức mạnh của công ty và cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm hữu hạn dựa trên vốn điều lệ. Tuy nhiên, vốn điều lệ của công ty có thể thay đổi tùy thời điểm và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh cần mở rộng hoặc cơ cấu cổ đông, thành viên có nhu cầu tăng lên,… thì công ty có thể làm thủ tục để tăng vốn điều lệ.
Định nghĩa vốn điều lệ theo từng loại hình doanh nghiệp
– Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong Điều lệ công ty.
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty.
– Đối với công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà các thành viên đã bán hoặc đã mua khi thành lập doanh nghiệp.
– Đối với công ty hợp danh: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên hợp danh góp hoặc cam kết góp.
Thời điểm tăng vốn điều lệ
Doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
Hình thức tăng vốn điều lệ
– Đối với công ty TNHH một thành viên: công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ qua hai hình thức: Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc chủ sở hữu công ty huy động thêm vốn của người khác.
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn trong hai trường hợp: Tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
– Đối với công ty cổ phần: vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp: Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ; Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo qui định của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi; Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu; Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty; Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
Sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ trên thực tế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp theo đúng số vốn đã tăng.
Các bước tăng vốn điều lệ công ty
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tăng vốn.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần theo quy định.
Bước 3: Gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký để thẩm định hồ sơ.
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ thủ tục tăng vốn điều lệ và gửi lại cá nhân.
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, kiểm tra và xử lý hồ sơ thay đổi vốn điều lệ.
Bước 6: Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với nội dung vốn điều lệ mới.
– Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy đăng ký kinh doanh mới.
– Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ không được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại thông báo lý do.
Bước 7: Cá nhân, tổ chức đến Phòng Đăng ký kinh doanh theo lịch hẹn ở Giấy biên nhận để nhận kết quả.
Hồ sơ tăng vốn điều lệ theo quy định Luật Doanh nghiệp
1. Hồ sơ tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên
– Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp.
– Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của chủ sở hữu công ty.
– Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ tăng vốn.
– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục).
Lưu ý:
Nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn vào công ty thì bắt buộc công ty phải chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần.
2. Hồ sơ tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp.
– Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của Hội đồng thành viên.
– Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao).
– Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới).
– CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng).
– Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).
– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ.
3. Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
– Thông báo thay đổi vốn điều lệ.
– Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
– Biên bản họp tăng vốn điều lệ của hội đồng cổ đông (chủ tịch hội đồng cổ đông và người ghi biên bản ký).
– Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới).
– CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng).
– Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).
– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường không phải người đại diện trực tiếp thực hiện).
Lưu ý khi tăng vốn điều lệ công ty
– Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ của công ty bất kì lúc nào cho phù hợp với sự thay đổi cơ cấu hoạt động, thêm thành viên hoặc vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi công ty muốn giảm vốn lại rất khó khăn vì cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại, đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm, cũng như thanh toán các khoản nợ của công ty.
– Sau khi thay đổi vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT để cấp cho doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mới.
– Việc tăng vốn của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
- Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung.
- Nộp bổ sung kê khai thuế môn bài theo quy định của pháp luật.
Cụ thể: “Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế, làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo, thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo. Thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi”.
Bài viết trên là chia sẻ những thủ tục, hồ sơ khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn điều lệ. Nếu doanh nghiệp có các vấn đề phát sinh khác, hãy tham khảo dịch vụ hồ sơ tăng vốn điều lệ tại Asadona. Khi Quý khách sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ chủ động chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nêu trên và trả kết quả quý khách trong đúng thời hạn như đã cam kết.
gfzn33
rrq7ch