Hồ sơ, thủ tục thay đổi tên công ty mới nhất
Tên công ty rất quan trọng xác định một doanh nghiệp cụ thể với doanh nghiệp khác, là cơ sở để tạo nên thương hiệu trên thị trường, mang tính xuyên suốt trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu thay đổi tên. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc biết được các hồ sơ cũng như cách để thay đổi tên công ty.
Thủ tục thay đổi tên công ty
Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty;
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký tên công ty mới muốn thay đổi;
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định;
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tên đến Phòng Đăng ký kinh doanh;
Bước 5: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi.
Hồ sơ đổi tên của công ty gồm:
– Thông báo thay đổi tên công ty theo mẫu Phụ lục II-1;
– Quyết định thay đổi tên công ty của thành viên/hội đồng thành viên/chủ sở hữu/Đại hội đồng cổ đông (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp);
– Bản sao cuộc họp ghi rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty;
– Bản giấy ủy quyền cho cá nhân/tổ chức tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty.
Biểu mẫu thay đổi tên công ty:
Tải mẫu: THONG BAO THAY DOI TEN CTY
Tải mẫu: QUYET DINH THAY DOI TEN CTY
Tải mẫu: BIEN BAN HOP DOI TEN CTY
Tải mẫu: UY QUYEN
Những việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty?
– Đổi dấu;
– Làm bảng hiệu mới;
– Trả con dấu cũ cho cơ quan công an:
+ Doanh nghiệp thành lập trước 01/07/2015 được cơ quan cấp dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Do vậy, sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi tên công ty, bạn phải trả con dấu cũ cho cơ quan công an.
+ Doanh nghiệp thành lập từ tháng 07/2015 trở đi không cần phải trả dấu, nhưng sau khi đổi tên công ty thì không được sử dụng con dấu với tên cũ vào bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty ở đâu?
Sau khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn mang hồ sơ nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Mất bao lâu để Sở giải quyết hồ sơ xong?
Trong khoảng 3 – 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ xem xét hồ sơ và cấp GPKD mới nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Sau khi điều chỉnh hồ sơ, bạn nộp lại từ đầu.
Mời bạn đọc kham khảo thêm những thủ tục: đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty, thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi người đại diện theo pháp luật. Hy vọng những bài viết trên giải đáp được những vấn đề cũng như giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1vfi49
44ild8