Thủ tục thành lập công ty con tại Đồng Nai
Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang tỉnh thành khác, cách được lựa chọn chiều nhất là thành lập công ty con. Với sự am hiểu các chính sách đầu tư tại Đồng Nai. Asadona thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp lập công ty con ở Đồng Nai. Xin chia sẻ với khách hàng một số thông tin cơ bản cho việc thành lập công ty con tại Đồng Nai.
Công ty mẹ – công ty con là gì ?
1. Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có pháp nhân kinh tế đầy đủ và riêng biệt.
2. Công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con;
3. Công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành;
4. Vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác (tính tương đối này càng nổi bật hơn trong trường hợp các công ty trong một nhóm có nắm giữ vốn cổ phần qua lại của nhau, thí dụ như theo mô hình của các tập đoàn của Nhật);
5. Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con nói chung là trách nhiệm hữu hạn;
6. Về mặt lý thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu… Việc chuyển sang mô hình mẹ – con là hệ quả tất yếu, bởi thực tế đang đặt ra vấn đề chuyển đổi cổ phần hóa các liên doanh, quá trình góp vốn với các doanh nghiệp khác. Do quá trình tự do hóa kinh doanh, một công ty góp vốn ra bên ngoài tất yếu dẫn đến một doanh nghiệp phải nắm cổ phần của đơn vị khác.
Chuyển sang mô hình mẹ-con, doanh nghiệp sẽ có những chủ động hơn trong hoạt động. Chẳng hạn, cơ chế cấp phát, giao nhận sẽ chuyển sang đầu tư trên cơ sở hợp đồng kinh tế; chuyển hoạt động chi phối từ mệnh lệnh hành chính sang sở hữu vốn, công nghệ, thị trường…
Mô hình công ty mẹ – công ty con tại Việt Nam
Hiện nay, mô hình cơ cấu tổ chức và quan hệ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới các hình thức như sau:
1. Quan hệ giữa các tổng công ty và các công ty hạch toán độc lập:
Về vốn, vốn của các công ty là một phần vốn của tổng công ty; công ty được tổng công ty giao vốn và có thể điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên; việc sử dụng vốn phải tuân thủ những qui chế, qui định về phân cấp quản lý và sử dụng vốn của tổng công ty;
Về mặt hạch toán, công ty là một đơn vị hạch toán tài chính, kinh tế độc lập, báo cáo tài chính sẽ được hợp nhất với tổng công ty vào cuối niên độ;
Về mặt pháp lý, công ty do Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật (nếu là tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập) và Bộ trưởng bộ chủ quản hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố (nếu là tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền bộ hoặc UBND tỉnh, thành phố) ký quyết định thành lập, là một pháp nhân độc lập, đăng ký hoạt động theo luật;
Về quyền tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh, như tổ chức bộ máy, lĩnh vực kinh doanh, thị trường, giá cả; về đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị; về lao động… phải phù hợp với sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty;
Về mặt tổ chức cán bộ, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm ban lãnh đạo sẽ do HĐQT tổng công ty quyết định;
Công ty hoạt động, quản lý theo điều lệ riêng do HĐQT tổng công ty phê chuẩn;
Công ty có thể thành lập và quyết định bộ máy của các đơn vị trực thuộc;
Về nguyên tắc tổng công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty thành viên.
2. Quan hệ giữa các tổng công ty và các công ty hạch toán phụ thuộc:
Về vốn, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc thì không được giao vốn, không được huy động vốn;
Về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty hạch toán phụ thuộc chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế, chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty;
Về hạch toán kinh tế, công ty hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty, báo cáo tài chính hàng năm được hợp nhất với báo cáo tài chính tổng công ty;
Về mặt tài chính, theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của tổng công ty;
Về tổ chức và nhân sự, theo sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty;
Về mặt pháp lý, do HĐQT của tổng công ty quyết định thành lập, có con dấu và có tài khoản tại ngân hàng;
Công ty hạch toán phụ thuộc không có quyền thành lập các đơn vị thành viên;
Về nguyên tắc tổng công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty thành viên.
3. Quan hệ giữa công ty hạch toán độc lập và đơn vị phụ thuộc của công ty hạch toán độc lập:
Về vốn, đơn vị phụ thuộc không được giao vốn, không được huy động vốn;
Về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị phụ thuộc chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty;
Về hạch toán kinh tế, đơn vị phụ thuộc hạch toán phụ thuộc vào công ty, báo cáo tài chính hàng năm được hợp nhất với báo cáo tài chính công ty;
Về mặt tài chính, theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của công ty;
Về tổ chức và nhân sự, theo sự phân cấp và ủy quyền của công ty;
Về mặt pháp lý, do công ty quyết định thành lập, có con dấu và có tài khoản riêng;
Về nguyên tắc, công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với đơn vị phụ thuộc.
Hồ sơ thành lập công ty con
Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con.
Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;
Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;
Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;
Dự thảo Điều lệ công ty con.
Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Dịch vụ thành lập công ty con
Khách hàng làm thủ tục Thành lập công ty con tại Đồng Nai sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi như:
Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;
Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
Tư vấn Các nội dung khác có liên quan.
Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng.
Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ đăng ký Thành lập công ty con cho khách hàng;
Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
Tiến hành thủ tục đăng ký thuế lần đầu cho doanh nghiệp.
Tư vấn soạn thảo nội quy, quy chế công ty;
Tư vấn các vấn đề pháp lý trong suốt thời gian hoạt động..
Liên hệ mới nhất